13
Dec
Bốn nhân tài này không chỉ là niềm tự hào của Nam Đàn mà còn là minh chứng cho tinh thần học hỏi và khát vọng vươn lên của con người Nghệ An. Họ đã để lại những di sản quý giá trong lịch sử và văn hóa, truyền cảm hứng cho các thế hệ mai sau.
Tứ Hổ Nam Đàn (Phan Văn San, Nguyễn Sinh Sắc, Trần Văn Lương, Vương Thúc Quý) đã trở thành huyền thoại trong lịch sử vùng Nam Đàn, Nghệ An. Họ không chỉ nổi bật với những đóng góp to lớn cho quốc gia, mà còn là biểu tượng của trí tuệ, tài năng và đức hạnh. Giai thoại về Tứ Hổ Nam Đàn thể hiện rõ rạng sự tương phán và bổ sung lẫn nhau trong tài năng của từng người:
Uyên bác bất như San
Tài hoa bất như Quý
Cường ký bất như Lương
Thông minh bất như Sắc
Dịch nghĩa
Không ai hiểu biết rộng như Phan Văn San (Phan Bội Châu).
Không ai tài hoa như Vương Thúc Quý.
Không ai nhớ giỏi như Trần Văn Lương.
Không ai thông minh như Nguyễn Sinh Sắc.(Một số nơi đề Tiến sĩ Nguyễn Quý Song)
Phan Văn San (1867-1940), thường được biết đến với tên gọ Phan Bội Châu, là nhà cách mạng và nhà văn hóa kiệt xuất. Sự hiểu biết rộng của ông không chỉ gói gọn trong Hồng Đức Nho học, mà còn lan tỏa những tư tưởng cải cách và đổi mới.Phong trào Đông Du do ông khởi xướng đã mở ra một chương mới trong lịch sử Việt Nam, khủng định vai trò của giáo dục và kiến thức trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Ông là người làng Đan Nhiệm.
Vương Thúc Quý (1862-1907), một Đình nguyên Tiến sĩ nổi tiếng, được mệnh danh là người có tài văn chương xuất sắc nhất vùng Nam Đàn. Ông không chỉ giỏi văn học mà còn là một nhà quản lý tài ba. Câu “Tài hoa bất như Quý” ngụ ý rằng sự tinh tế và tài năng nghệ thuật và chữ viết của ông là điều hiếm ai sánh được.
Năm 1891, ông đỗ Cử nhân dưới triều vua Thành Thái. Sau khi thi đỗ, ông không thi Hội mà nghe theo lời vận động của Phan Văn San (từ năm 1907 đổi tên là Phan Bội Châu), gia nhập đội "Sĩ tử Cần vương" chống Pháp.Sau năm 1901 việc hoạt động bị phát hiện cùng với Trần Hải , Trần Văn Lương và thất bại ông về quê dạy học . Sau khi trở về Làng Sen sinh sống (sau tháng 7/1901), ông Nguyễn Sinh Sắc gửi 2 cậu con trai sang học thầy cử Vương. Lớp học đặt trước bàn thờ cụ Vương Thúc Mậu. Học trò không đông phần lớn là anh em bạn hữu có tư chất thông minh và giàu nghị lực. Nội dung bài học không theo lối "Tầm chương trích cú" mà thường gắn với hiện tình nóng bỏng của đất nước:
Năm 1904, Vương Thúc Quý tham gia thành lập Hội Duy Tân, tích cực vận động quyên góp tài chính và tuyển chọn thanh niên cho phong trào Đông Du.
Đầu năm 1907, Vương Thúc Quý xây dựng tủ sách Tân thư, lập nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục tại Làng Sen.
Giữa năm 1907, cụ lên đường đi Trung Quốc hợp lực với Phan Bội Châu nhưng không may đến Nam Định thì ốm nặng phải quay về. Ngày 19/7/1907 cụ từ trần, trước khi tắt thở chỉ trăng trối: "Phụ thù vị báo, thử sinh đô hư" nghĩa là "Thù cha chưa báo được, đời này thật uổng".
Trần Văn Lương (1859 - 1909) , là một nhà nho uyên bác, nổi tiếng với trí nhớ phi thường. Ông sống tại làng Chung Tự nay thuộc làng Trung Hoà , Xã Kim Liên .Ông được dân gian tôn vinh là "thư viện sống" của thời kỳ đó. Ông có khả năng ghi nhớ từng chi tiết nhỏ nhất trong các sách kinh điển Nho giáo, điều mà ít người cùng thời có thể làm được. Câu “Cường ký bất như Lương” nhấn mạnh khả năng ghi nhớ xuất chúng, biểu tượng của học vấn và sự uyên thâm. Dân gian truyền lại rằng Cụ có tài nhớ được các câu văn trong sách tới tận trang số bao nhiêu , dòng nào. Trong dân gian có rất nhiều giai thoại về cụ và cả Tứ Hổ Nam Đàn .
Ngày 14/7/1901, Phan Văn San, Vương Thúc Quý, Trần Hải , Trần Văn Lương tập hợp khoảng 20 người, mật mưu chiếm thành Nghệ An. Nhưng do bị mật báo, kế hoạch bại lộ. Nhờ Tổng đốc Đào Tấn che chở mà cả ba người thoát tội( Vương Thúc Quý, Trần Hải , Trần Văn Lương) Riêng Phan Văn San tức Phan Bội Châu bị xử án nên phải vượt biển đi Nhật Bản thành lập phong trào Đông Du sau này. Về quê, ông mở trường dạy học tại đền Chung Tự ở núi Chung nay thuộc xã Kim Liên , Nam Đàn Nghệ An
TRÒ CHƠI ÁI QUỐC
Năm tôi (Phan Bội Phâu) 19 tuổi, niên hiệu Hàm nghi thứ nhất (1885), Kinh thành (Huế) thất thủ . Các nhà thân hào Nghệ tĩnh đọc tờ chiếu của vua ... đều khởi nghĩa Cần Vương ....Mình mới là một cậu thư sinh , nhưng cũng ngứa tiết lên , đi cổ động các bạn học hưởng ứng "cần vương cứu nước". Bạn tôi Trần Văn Lương (sau này Đỗ cử nhân năm 1894 vẫn không chịu ra làm quan cho Pháp,mà chỉ mở trường dạy đạo Khổng Mạnh, học trò đông tới hàng nghìn) là người đầu tiên hưởng ứng tán thành ..., tôi cùng Trần Văn Lương phải tới nhờ cụ Đinh Xuân Sung, cố mời cho được cụ ra làm đội trưởng nghĩa quân . Cụ "cử Đinh" là người khí khái nhận lời chúng tôi ngay.Tức Thì về chúng tôi lập danh sách biên chế , phiên hiệu ....Chúng tôi lập sổ lục quên , trù tính cách đúch súng ... - Trích "PHAN BỘI CHÂU NIÊN BIỂU"
Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là người nổi tiếng với trí tuệ sáng suốt. Giai thoại kể rằng ông có khả năng nhìn nhận và giải quyết những vấn đề phức tạp trong thi cử một cách tài tình.
Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng năm 1901, nhưng ông không chọn làm quan, mà dành đời sống đạo đức, nhấn mạnh vai trò của trí tuệ và lòng yêu nước trong sự nghiệp cách mạng.
Xã Kim Liên (Xưa là làng Kim Liên , xã Chung Cự , Tổng Lâm Thịnh) từ xưa đã nổi tiếng là có thuần phong mỹ tục và có truyền thống hiếu học.Những năm cuối thế kỷ thứ 20 , vùng Nam Đàn có 4 người học rất giỏi , nổi tiếng , được mệnh danh là : "Tứ Hổ" trong đó Làng Kim Liên có 3 người là cụ Vương Thúc Quý , cụ Trần Văn Lương, và cụ Nguyễn Sinh Sắc , chỉ có một mình cụ Phan Bội Châu ở làng Đan Nhiệm (Nay thuộc xã Xuân Hoà). - Trích sao trong tập "Di Tích Kim Liên Quê Hương Bác Hồ" nhà xuất bản Nghệ Tĩnh , Tác giả : Nguyễn Minh Diệp , Nguyễn Văn Tiến tháng 4 năm 1985.
Giai thoại kể lại rằng : Một đem trăng đẹp đầu xứ San cang 3 người đồng liêu: Nguyễn Qúy Song, Trần Văn Lương, Vương Thúc Quý , ba ông này đều thông minh lổi lạc như San và cùng quê quản tại Nam Đàn tới ví phường vải Hoàng Trù. Bốn chàng vừa bước vào sân, phường vải đã nhận biết đây là bốn tay danh sỹ của Nam Đàn nên hỏi vắn tắt một câu:
"Bốn chàng quê ở nơi mô
Xin nhường danh tính để sau khuyên mời"
Bốn chàng trả lời :
"Nam đàn Tứ Hổ là đây
Sắc, San, Lương, Quý một bầy bốn anh"
Chỉ hóm hỉnh một câu mà đủ bốn tên cùng quê quán, lơi văn ngắn gọn, hóm hỉnh gọi tứ hổ là bây- bầy hổ
Phường vải kính phục, tiếp lời trân trọng:
"Độc đạo nam thành chí bắc thành
Thiên trung bán nguyệt điểm tam tinh
Tam nhân đồng toạ ngưu vô giác
Nhất điểm tam hoành dử khẩu danh
Chàng mà giải được thiếp xin theo hầu"
Không cân suy nghĩ nhiều, "Tứ Hổ" xem dễ như ăn chiếc bánh:
"Độc đạo nam thành chí bắc thành" nếu không là chữ " nhất "thì còn chữ gì.
"Thiên trung bán nguyệt điểm tâm tình" rõ ràng là chữ "tâm"
"Tam nhân đồng toạ ngưu vô giác" không cần dàn xếp lôi thôi cũng biết ngay là chữ "phụng".
"Nhât điểm tam hoành dử khẩu thanh" rõ ràng như viết lên trang giấy một chử "thỉnh".
Tử hổ liền lên tiếng :
"Nhất tâm phụng thỉnh ơn nàng
Một lời ghi tạc đá vàng thủỷ chung"
Các O lai hỏi tiếp :
"Bốn chàng là bậc văn nhân
Ba năm sinh một tháng nhuần hay sao?"
Học vấn không tinh thông, thật khó trả lời câu này. Mọi người có mặt hôm ấy phải lắc đầu. Riêng "tứ hổ" tỏ ý xem thường và nhường cho đầu xứ San giả lời.
San mỉm cười đáp:
"Thiên thời độ số cũng vừa
Vì chừng đó thiếu ,đây thừa nảy ra".
Câu đáp tài tình ,vui đùa, các cô đỏ mặt phải nhỏen miêng cười và cố dồn "tứ hổ" vào nước bí :
"Ngô này phơi đã khô rang
Đúc nơi mô mọc tốt? Thiếp đốt nhang theo hầu."
Bốn ông cùng đi, một lân nữa nhường phần trả lời cho đầu xứ San,
San liên đáp:
Nơi nào lắm nắng không khô
Mưa lâu không úng, đúc vô mọc liền.
Theo phép ví phường vải ,đã dùng được một câu tài tình thì phải để lời khen.
Thế là Phường cùng lên tiến:
"Y hay, tứ lại dịu dàng
Tài này đáng giá ngàn vàng chẳng sai"
Phỏng theo Ví phường vải Nam Đàn trang 58-59 của Nguyển Tất Thứ
Theo tài liệu của Khu di tích Kim Liên
Theo gia phả họ Trần Công tại Kim Liên
Tác giả: Hoàng - Nhà trọ vui
06
Apr
Trong thời buổi giá nhà trọ ngày càng tăng, việc ở chung phòng trọ đang trở thành một giải pháp phổ biến cho sinh viên và người đi làm muốn tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, lựa chọn sống chung với bạn bè hoặc người lạ không chỉ đơn thuần là chia sẻ tiền thuê nhà, mà còn ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
05
Apr
Chuyển từ cuộc sống quen thuộc ở quê lên thành phố học tập là một bước ngoặt lớn đối với các bạn sinh viên năm nhất. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu làm quen với môi trường mới, nhiều bạn dễ mắc phải những sai lầm khiến hành trình tự lập trở nên khó khăn và áp lực hơn. Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến của sinh viên mới khi lên thành phố học tập, hãy cùng Nhà Trọ Vui điểm qua để tránh lặp lại nhé!
03
Apr
Du lịch là một trải nghiệm tuyệt vời giúp mở mang kiến thức, thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Tuy nhiên, với ngân sách hạn chế của sinh viên, làm thế nào để có thể đi du lịch mà không lo "cháy túi"? Hãy cùng Nhà Trọ Vui khám phá những kinh nghiệm đi du lịch giá rẻ nhưng vẫn đầy đủ trải nghiệm nhé!